TIN TỔNG HỢP KHÁC
Các loại biến thể Covid hiện nay trên toàn thế giới?
19/08/2021 02:21:15

Cho đến nay, trên khắp thế giới, các nhà nghiên cứu đã giải mã trình tự hàng trăm nghìn bộ gen của virus SARS-CoV-2 với hàng nghìn biến thể đã được xác định. Hầu hết các đột biến không có nhiều ý nghĩa, nhưng có một số biến thể có thể làm cho virus dễ lây lan hơn, gây chết người hoặc kháng vắc xin và kháng thuốc điều trị. Theo đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp 4 biến thể vào nhóm biến thể virus Corona đáng quan ngại (VOCs) gồm: Alpha (an-pha) ,
Beta (bê-ta), Gamma (ga-ma) và Delta (den-ta) được phát hiện lần đầu tại Anh, Nam Phi, Brazil và Ấn Độ.

 

1. Biến thể Alpha

Biến thể Alpha được phát hiện lần đầu tiên tại Vương quốc Anh, có khả năng lan lan nhanh gấp 70% so với chủng gốc ban đầu. Sự xuất hiện của Alpha đánh dấu cho đợt bùng phát làn sóng bùng phát COVID-19 mạnh mẽ trên toàn cầu vào cuối năm 2020. Tại Việt Nam, Biến thể Alpha chính là chủng virus được phát hiện ở nhiều ca bệnh hiện nay và trong đợt dịch ở Hải Dương, Quảng Ninh vào tháng 7/2020.

2. Biến thể Beta

Biến thể Beta được tìm thấy ở Nam Phi vào đầu tháng 10/2020, góp phần vào việc gia tăng các ca nhiễm và nhập viện trên khắp Nam Phi. Theo đánh giá của các nhà dịch tễ, biến thể Belta khác với biến thể Alpha, có khả năng lây nhiễm gấp 1.5 lần, hung hãn hơn, có thể tiến hóa và thích nghi cao hơn… Ngày 31/01/2021, Việt Nam ghi nhận ca nhiễm biến thể Belta đầu tiên từ chuyên gia nhập cảnh người Nam Phi được cách ly.

3. Biến thể Gamma

Biến thể Gamma, được phát hiện trên nhóm du khách người Nhật Bản vào tháng 1/2021, dù nó đã từng tồn tại ở Brazil từ tháng 11/2020. Chỉ trong một thời gian ngắn, Biến thể Gamma đã nhanh chóng trở thành chủng virus thống trị khắp Brazil và gieo rắc nỗi kinh hoàng hàng loạt quốc gia trên thế giới. Đáng chú ý, P.1 có khả năng lây nhiễm cao hơn gấp 2.5 lần so với chủng virus SARS-CoV-2 gốc xuất hiện ban đầu, khả năng kháng lại các kháng thể cũng cao hơn.

4. Biến thể Delta

Đây là biến thể “đột biến kép” được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ vào tháng 12/2020. Với tốc độ lây nhiễm vượt bậc, biến thể Delta hiện là chủng virus lây lan đến hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, áp đặt gánh nặng lên hệ thống y tế toàn cầu.

Đáng lo ngại, những người nhiễm biến thể Delta có nguy cơ nhập viện cao hơn 85% so với biến thể Alpha cũng như tăng thêm rủi ro tử vong, đặc biệt những người mắc bệnh nền mãn tính. Trong đợt bùng phát COVID-19 tại Việt Nam, biến thể Delta được phát hiện lần đầu trong các ca dương tính ở TP.HCM vào ngày 18/05/2021.

5. Biến thể Lambda

Giữa lúc biến thể Delta đang đe dọa cuộc chiến chống COVID-19 trên toàn thế giới thì sự xuất hiện của biến thể Lambda đang khiến rất nhiều nhà khoa học và chuyên gia dịch tễ bày tỏ lo ngại về mức độ lây nhiễm và những bất lợi mà virus có thể gây ảnh hưởng đến con người.

Biến thể Lambda được phát hiện lần đầu tiên tại Peru vào tháng 8/2020 và hiện nay đã lan rộng đến 41 quốc gia trên thế giới.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại Lambda là “biến chủng đáng quan tâm”- biến chủng bị nghi ngờ có khả năng lây nhiễm cao hơn so với chủng gốc ban đầu hoặc khả năng kháng lại vắc xin.

5. Biến thể Delta Plus (đen-ta-phờ-lút)

Biến thể Delta Plus được ghi nhận lần đầu tiên ở Ấn Độ vào tháng 26/4/2021 đã nhen nhóm lên mối lo ngại về làn sóng dịch thứ 3 ở quốc gia Nam Á này. Bộ Y tế Ấn Độ lập tức khuyến cáo thực hiện “biện pháp kiểm soát ngay lập tức” tại những nơi xuất hiện biến thể mới. Các biện pháp được đề xuất gồm tránh tụ tập đông người, xét nghiệm quy mô lớn, truy vết tiếp xúc và tăng tốc tiêm chủng.

Tới nay, số người mắc biến chủng Delta Plus được ghi nhận vẫn thấp hơn nhiều so với biến thể Delta. Các nhà khoa học cho biết, để gây ảnh hưởng, một biến thể cần phải lây nhiễm cho rất nhiều người và chứng tỏ khả năng lây nhiễm, cho đến nay, Delta Plus vẫn chưa làm được điều đó, tuy nhiên vẫn cần phải nghiên cứu và theo dõi thêm.

Trước những biến đổi mạnh và khó lường của virus SARS-CoV-2, để phòng tránh lây nhiễm Covid-19, Ban tuyên giáo Đảng ủy xã Cẩm Điền đề nghị toàn thể các đồng chí cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã nghiêm túc thực hiện các khuyến cáo của bộ y tế trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19

1. Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).

2. Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế.

3. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.

4. Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh.

5. Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.

6. Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.

7. Nếu bạn từ vùng có dịch bệnh trở về cần tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ.

8. Thực hiện khai báo y tế trực tuyến trên địa thoại thông minh qua các ứng dụng khai báo y tế và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ của bản thân. Thực hiện khai báo y tế trực tiếp tại trạm y tế khi đi từ vùng dịch về địa phương và nghiêm túc thực hiện cách ly tại nhà 14 ngày để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.

9. Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình trước đại dịch.

Cùng chung tay vì một cuộc sống bình yên.

Cùng chung tay đẩy lùi dịch Covid-19!

"NĐT- Nguyễn Huy Quý" 
 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ CẨM ĐIỀN - HUYỆN CẨM GIÀNG

Trưởng Ban Biên tập: Lê Huy Đoàn - Chủ tịch UBND xã  Cẩm Điền

Địa chỉ: Cẩm Điền, Cẩm Giàng, Hải Dương

Điện thoại: 0988.902.951 (Trưởng Ban Biên tập).

Email: lehuydoan@haiduong.gov.vn

Số lượt truy cập
Đang truy cập: 0
Hôm nay: 0
Tất cả: 0